Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 4.2023, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

Chuyen-san-DMPT_Thang-4.2023-1-5

1. Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn hình thành ở Việt Nam

Đinh Anh Tuấn, Trần Thái Dương, Nguyễn Lê Khanh, Lê Thị Trang, Lê Thị Hương, Vũ Phương Anh

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 3.

 

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khám phá các nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo chuyển đổi ảnh hưởng đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn hình thành ở Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu sơ cấp bằng các cuộc phỏng vấn sâu và bộ câu hỏi bán cấu trúc dành cho 31 mẫu bao gồm lãnh đạo và nhân viên trong 11 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố thuộc phong cách lãnh đạo chuyển đổi gồm: tinh thần nhiệt huyết, niềm tin, cam kết trong công việc, cởi mở, trao đổi đa chiều, nhận thức về vị trí cá nhân trong tổ chức, tập trung nguồn lực ảnh hưởng đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc của nhân viên. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa các hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên tại các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn hình thành ở Việt Nam

Từ khoá: Lãnh đạo chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

 

2. Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến sự gắn bó của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Đỗ Thị Hường

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 13.

 

Tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết cơ bản về văn hoá doanh kinh doanh và sự gắn kết của người lao động ở khía cạnh tiếp cận quản trị để đưa ra khuyến nghị đối với người quản lý về cách xây dựng văn hoá doanh doanh nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động. Bằng phương pháp định lượng và định tính tác giả đã tìm ra mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định và sự gắn bó của người lao động. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi khía cạnh văn hóa kinh doanh có ảnh hưởng khác nhau đối với sự gắn bó của người lao động.

Từ khóa: Văn hóa kinh doanh, gắn bó của người lao động, tỉnh Nam Định.

 

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nguyễn Giác Trí

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 19.

 

Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xem xét sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 5 yếu tố có tác động thuận chiều đến thương hiệu nhà tuyển dụng; trong đó chính sách đãi ngộ có tác động lớn nhất, kế đến là mối quan hệ đồng nghiệp, tính thú vị của công việc và cơ hội ứng dụng kiến thức, cuối cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu nhà tuyển dụng, tỉnh Đồng Tháp

 

4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán không dùng tiền mặt tại vùng nông thôn Việt Nam

Lê Thị Phụng, Trần Thu Huyền, Đặng Thị Nhàn, Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Thùy Trang

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 25.

 

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán không dùng tiền mặt tại vùng nông thôn Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu thu được từ khảo sát. Dựa vào lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), thông qua kết quả phân tích cho thấy ý định thanh toán không dùng tiền mặt tại vùng nông thôn Việt Nam ảnh hưởng bởi các yếu tố Kỳ vọng nỗ lực, Kỳ vọng về hiệu suất, An toàn và bảo mật, Ảnh hưởng xã hội, Chi phí cảm nhận, Khả năng tương thích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân tố ảnh hưởng xã hội có tác động mạnh mẽ nhất và nhân tố an toàn bảo mật tác động yếu nhất tới ý định thanh toán không dùng tiền mặt tại vùng nông thôn Việt Nam. Nhóm nghiên cứu cũng gợi ý một số phương án nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại vùng nông thôn Việt Nam

Từ khoá: Nhân tố ảnh hưởng, khu vực nông thôn, thanh toán không dùng tiền mặt.

 

5. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Mai Thị Phương, Nguyễn Tất Thắng, Hồ Ngọc Ninh, Hoàng Sĩ Thanh, Đặng Xuân Phi, Mai Văn Bình, Gynnyn G. Gumban

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 33.

Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với dữ liệu sơ cấp điều tra 66 doanh nghiệp chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng dữ liệu thứ cấp. Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên còn một số hạn chế, bất cập. Nghiên cứu tập trung vào những nội dung cốt lõi về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Những nội dung cốt lõi bao gồm: trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước; trách nhiệm đối với người lao động; trách nhiệm với môi trường; và trách nhiệm với cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chăn nuôi, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnhHưng Yên.

Từ khoá: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; doanh nghiệp chăn nuôi; Tỉnh Hưng Yên.

 

6. Vai trò của kinh tế tập thể với củng cố an ninh, quốc phòng ở nước ta hiện nay

Đinh Xuân Tư

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 41.

Tóm tắt: Hiện nay, kinh tế tập thể (KTTT) với nòng cốt là hợp tác xã (HTX) ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, có đóng góp đáng kể vào củng cố an ninh, quốc phòng (ANQP). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, sự đóng góp của KTTT cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, đối với ANQP nói riêng còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong phạm vi bài viết, trên cơ sở phân tích vai trò, vị trí và những đóng góp của khu vực KTTT vào ANQP của các địa phương và đất nước; tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển KTTT trong thời gian tới.

Từ khóa: Hợp tác xã, KTTT; Quốc phòng an ninh

 

7. Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thị Mai

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 47.

Tóm tắt: Thực hiện chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua KTTN trong xây dựng dân dụng (XDDD) ở TP. Hà Nội đã có bước phát triển khá mạnh cả về số lượng, quy mô, đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bài viết phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cùng một số mặt hạn chế của KTTN trong lĩnh vực XDDD của TP. Hà Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra phương hướng và hệ thống những giải pháp phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD của Hà Nội thời gian tới.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, xây dựng dân dụng, Hà Nội

 

8. Sai sót trong báo cáo tài chính của các công ty đại chúng tại Việt Nam

Trần Thanh Thủy

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 54.

 

Tóm tắt: Tính phổ biến của sai sót Báo cáo tài chính (BCTC) trên thế giới và ở nước ta đặt ra vấn đề cần tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và hệ quả của sai sót. Căn cứ vào các nội dung phân tích sai sót BCTC, bài báo cho thấy bức tranh tổng thể về sai sót BCTC của công ty đại chúng tại Việt Nam. Các kiến nghị từ kết quả nghiên cứu hướng tới các nhóm đối tượng bao gồm các công ty đại chúng, các công ty kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng, chủ nợ, các nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng thông tin BCTC. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng rõ ràng hơn về sai sót BCTC của công ty đại chúng tại Việt Nam, qua đó góp phần làm phong phú thêm về tính thời sự và tầm quan trọng của chủ đề sai sót BCTC.

Từ khóa: Sai sót, Báo cáo tài chính, công ty đại chúng, Việt Nam

 

9. Đẩy mạnh tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc tỉnh Thanh Hóa

Trần Ngọc Vân

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 60.

 

Tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết cơ bản về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đưa ra khái niệm, vai trò,, nguồn tài chính, nhiệm vụ chi của các đơn vị sự nghiệp công lập từ đó đưa ra cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Bằng phương pháp định lượng và định tính tác giả đã phân tích thực trạng tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các yêu tố về quản lý nguồn thu; Quản lý các khoản chi; Phân phối các khoản tăng thêm, trích lập các quỹ; Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách là những vấn đề cần có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chủ trương tự chủ tài chính nói riêng và tự chủ toàn diện tại các đơn vị này. Từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhắm đẩy mạnh và nâng cao hiêu quả của tự chủ tài tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Từ khóa: Tự chủ tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh Thanh Hóa.

 

10. Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước – nghiên cứu trường hợp tại Kho bạc Nhà nước Nam Định

Trần Phương Thúy

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 68.

 

Tóm tắt: Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Từ thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Nam Định nói riêng, bài báo chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, phân tích nguyên nhân và từ đó đưa ra một số giải pháp định hướng cho việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Nam Định.

Từ khóa: Chi thường xuyên, ngân sách nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Nam Định.

 

11. Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp: Cơ sở lý luận và thực tiễn tại tỉnh Gia Lai

Đỗ Hải Hoàn, Trường Trung Tuyến

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 74.

 

Tóm tắt: Gia Lai có nhiều tiềm năng, lợi thế ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Các tổ chức kinh tế tập thể là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị. Tuy nhiên, quy mô kinh tế tập thể còn nhỏ, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế còn yếu, mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Bài báo này đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp, nghiên cứu từ hai trường hợp tỉnh Kon Tum và Bình Định đề từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai.

Từ khóa: Quản lý nhà nước, Hợp tác xã, Hợp tác xã nông nghiệp

 

12. Tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tại Việt Nam

Lê Ngọc Ánh, Nguyễn Linh Hương, Lê Vân Anh

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 4/2023, trang 82.

 

Tóm tắt: “Sức khỏe tâm thần” là một trong nhiều mối quan tâm chính của xã hội trong vài thập kỉ gần đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các phương pháp trị liệu tâm lí mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu và nhận được ít sự quan tâm của các cơ quan ban ngành. Ngay cả khi người Việt Nam bắt đầu nhận thức rõ hơn về các vấn đề tâm lí, họ thường vô tình bỏ quên một nhóm đối tượng cần những dịch vụ chăm sóc tâm lí hơn cả: Nhân viên y tế. Nghiên cứu được thực hiện với sự giúp đỡ của 200 nhân viên y tế tại Việt Nam, với mục đích giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tâm lí ở nhân viên y tế và nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề tâm lí. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên y tế đang đối diện với những trở ngại tâm lí vô cùng lớn, có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhiều mặt của xã hội.

Từ khóa: Nhân viên y tế, sức khỏe tâm thần, Việt Nam

trang cá độ bóng đá uy tín, đăng ký w88, trang chủ w88, nhà cái uy tín nhất, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, link vào fb88, đăng nhập 8xbet, đăng ký fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, link vào w88, m88