

Giới thiệu chung
Ngày 10 tháng 7 năm 2018, Viện IID nhận giấy phép là tổ chức khoa học và công nghệ số A-1946 của Bộ Khoa học và Công nghệ, được hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ và hợp tác trong nước và quốc tế liên quan đến đổi mới và phát triển.
Cho đến nay Viện IID đã trải qua 3 thế hệ viện trưởng:
- PGS. TSKH. Võ Đại Lược, giai đoạn 2018-2020
- Ông Nguyễn Bá Ngọ, 12-2020 đến 03-2022
- TS. Chu Văn Thắng, từ tháng 3 năm 2022 đến nay
Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển trong giai đoạn đầu thành lập tập trung vào mảng nghiên cứu đổi mới và phát triển kinh tế. Từ năm 2021 đến nay, với bộ máy nhân sự mới, Viện IID đã có định hướng mới cho sự phát triển của mình, tập trung vào mảng đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, với phạm vi rộng hơn là đổi mới và phát triển kinh tế như trước.

TẦM NHÌN
Viện IID định vị mình là trung tâm tri thức, là tổ chức xây dựng hệ sinh thái hàng đầu cho đổi mới, sáng tạo vì phát triển bền vững tại Việt Nam. Viện IID cung cấp các nghiên cứu, các nền tảng thông tin, tri thức liên quan đến đổi mới sáng tạo, đồng thời là nơi kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế, nguồn lực công, tư và cộng đồng giúp xây dựng một hệ sinh thái mạnh cho đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp vì xã hội tại Việt Nam.

SỨ MỆNH
Viện IID ra đời với sứ mệnh thúc đẩy các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ giúp Việt Nam trở thành một quốc gia đổi mới, sáng tạo, có tính thần khởi nghiệp và phát triển bền vững.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Viện IID theo đuổi các giá trị cốt lõi sau:
- Trao quyền
- Sáng tạo
- Trách nhiệm
BAN LÃNH ĐẠO

Võ Đại Lược, Người sáng lập Viện IID, Chủ tịch hội đồng quản lí Vapec
Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông nguyên là thành viên Tổ tư vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

TS Chu Văn Thắng, Viện trưởng Viện IID
Ông là cố vấn cho chương trình Aus4 Innovation – chương trình hỗ trợ phát triển của chính phủ Úc nhằm tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Ông cũng là Chuyên gia Quản trị Kinh doanh, Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan giai đoạn 1 (IPP) và Điều phối viên quốc gia của IPP giai đoạn 2.

PGS.TS Trương Thị Nam Thắng, Nghiên cứu trưởng Viện nghiên cứu đổi mới và phát triển
Trương Thị Nam Thắng là Phó Giáo sư giảng dạy tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà là người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Xã hội (CSIE) trực thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân từ năm 2017 đến năm 2024. Bà từng được bổ nhiệm là nghiên cứu viên thỉnh giảng (Associate Research Fellow) tại Trung tâm Sáng tạo Xã hội, Đại học Cambridge giai đoạn 2019-2021.
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

TS. Đinh Anh Tuấn
Cố vấn quản lý và đo lường tác động xã hội – Đại học VinUni

TS. Dương Trần Đức
Cố vấn công nghệ và số hoá – Học viện Bưu chính viễn thông

TS. Phạm Hồng Tiến
Cố vấn nghiên cứu – Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới

ThS. Lưu Thu Giang
Cố vấn ươm tạo và phát triển kinh doanh – Học viện Phụ nữ

TS. Ngô Kim Tú
Cố vấn đánh giá ESG – Trường Đại học Lao động Xã hội

ThS. Lê Thị Kim Cúc
Cố vấn phát triển kinh doanh và truyền thông

ThS. Lê Thuỳ Linh
Cố vấn ươm tạo và phát triển kinh doanh – Đại học RMIT

TS. Hoàng Thị Thu Phương
Cố vấn Truyền thông và Marketing – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

ThS. Phan Duy Quang
Cố vấn đo lường tác động – Đại học Phenikaa

TS. Cao Vân Anh
Cố vấn đánh giá ESG – Trường Đại học Hải Phòng

ThS. Dương Phương Thảo
Cố vấn Truyền thông và Marketing