Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 3.2023, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

Chuyen san DMPT_Thang 3.2023-1-5

1. Thái độ hoài nghi xanh tác động đến Ý định mua hàng xanh của thế hệ Z tại Hà Nội

Nguyễn Thu Lan, Nguyễn Mai Hương, Đinh Xuân Anh, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Vũ Hoàng Minh, Vũ Thị Mai Phương

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 3.

 

Tóm tắt: Hiện nay, xu hướng “tẩy xanh” hay “greenwash” đã được nhiều công ty áp dụng trong chiến lược kinh doanh xanh của họ. Điều này đã sinh ra thái độ hoài nghi xanh của người tiêu dùng – sự hoài nghi về những hàng xanh mà họ được tiếp cận. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng của nhân tố “Thái độ hoài nghi xanh” đến ý định mua sản phẩm hàng tiêu dùng xanh của thế hệ thế hệ Z ở Hà Nội. Nghiên cứu được triển khai thực hiện theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính sơ bộ và định lượng chính thức. Kết quả bài nghiên cứu cho rằng thái độ hoài nghi xanh có tác động trực tiếp tiêu cực tới ý định mua các hàng xanh và đồng thời cũng có ảnh hưởng gián qua mối quan tâm về môi trường. Để giảm thiểu được sự hoài nghi xanh, nên có các chính sách giúp quản lí và đánh giá chất lượng để mang lại sự minh bạch về thông tin của các hàng xanh.

Từ khoá: Thái độ hoài nghi xanh, thế hệ Z, Ý định mua hàng xanh.

 

2. Mô hình lý thuyết về tác động của Ewom đến ý định mua hàng trên mạng xã hội của người tiêu dùng: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Trà Vinh, Việt Nam

Nguyễn Thị Huỳnh Như, Hồ Mỹ Dung

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 7/2022, trang 10.

 

Tóm tắt: Nghiên cứu tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng qua mạng xã hội của người tiêu dùng. Mục tiêu của nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận về truyền miệng điện tử và ý định mua của người tiêu dùng qua mạng xã hội; Xây dựng mô hình nghiên cứu và lựa chọn phương pháp đo lường tác động của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng qua mạng xã hội; Kết luận sự cần thiết của mô hình nghiên cứu ý định mua hàng của người tiêu dùng qua mạng xã hội. Dựa trên mô hình lý thuyết chấp nhận thông tin – IAM, lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB và các vào mô hình như: Độ tin cậy thông tin, Chất lượng thông tin, Sự chấp nhận thông tin, Thái độ, Chủ quan tiêu chuẩn, kiểm soát hành vi nhận thức và ý định mua hàng. nghiên cứu liên quan làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, các nhân tố được đưa

Từ khóa: Truyền miệng điện tử, truyền thông xã hội, ý định mua hàng.

 

3. Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng dân cư hỗ trợ phát triển du lịch bền vững

Mai Văn Bình, Lê Thái Phương, Mai Thị Phương

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 17.

 

Tóm tắt: Cư dân địa phương đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch bền vững. Hỗ trợ của người dân để phát triển du lịch góp phần vào sự lành mạnh của ngành du lịch. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sự hỗ trợ của cộng đồng cư dân đối với phát triển du lịch bền vững bằng cách sử dụng các biến tiềm ẩn về sự gắn bó cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, lợi ích cảm nhận, chi phí cảm nhận và hỗ trợ phát triển du lịch bền vững và dữ liệu cơ bản của cư dân thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp được tác giả sử dụng bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng dựa trên Cronbach’ Alpha, EFA, CFA và SEM. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2022 thông qua khảo sát 800 người. Kết quả phân tích cho thấy sự gắn bó cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích cảm nhận, chi phí cảm nhận và mức độ hỗ trợ cho phát triển du lịch bền vững.

Từ khóa: Gắn kết cộng đồng, Sự tham gia của cộng đồng, Du lịch bền vững

 

4. Tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Vũ Thị Bích Hảo

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 25.

 

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này đó là từ thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tác giả phân tích và chỉ ra những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến thực trạng này; Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp hỗ trợ người dân ở những vùng này để tiếp cận và sử dụng được dịch vụ này đó là : các giải pháp liên quan đến hành lang pháp lý, nâng cấp chất lượng dịch vụ, an ninh thanh toán điện tử, và tuyên truyền phổ biến cho người dân.

Từ khoá: thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ thanh toán, công nghệ số.

 

5. Giải pháp phát triển du lịch thông minh cho vùng Đông Nam Bộ

Vũ Đức Cường

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 32.

Tóm tắt: Du lịch thông minh đã được các quốc gia triển khai với nhiều hình thức đa dạng. Trong đó, trọng tâm được đặt vào việc tối ưu hóa ứng dụng khoa học công nghệ kết hợp với hệ thống thông tin, dữ liệu toàn diện. Điều này tạo nên những điểm nhấn và lợi thế cạnh tranh trong du lịch cho các điểm đến. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, Đông Nam Bộ đã thực hiện nhiều đề án nhằm mục đích phát triển du lịch thông minh. Tuy nhiên, trên quy mô toàn vùng thì hiệu quả của công tác này còn chưa cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch thông minh của vùng từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển du lịch một cách bền vững cho vùng Đông Nam Bộ.

Từ khoá: Du lịch thông minh; Đông Nam Bộ; Giải pháp; Thông minh.

 

6. Những nhân tố quyết định việc sử dụng Fintech để quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam

Ngô Thanh Xuân, Trần Hải Linh, Hà Bảo An, Lê Mỹ Linh, Hà Dương Hương Linh, Mai Thu Trang

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 39.

Tóm tắt: Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng Fintech trong hoạt động Quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam dựa trên mô hình UTAUT2 và các kết quả nghiên cứu trước đây thông qua khảo sát với 1017 người dân Việt Nam đến từ 63 tỉnh thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố Sự tương thích, Sự đổi mới, Kỳ vọng hiệu quả, Dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi, Động lực thụ hưởng, Rủi ro tài chính, Rủi ro bảo mật, Rủi ro pháp lý, Rủi ro hoạt động, Lợi ích tương đối và Khả năng quan sát có tác động tới quyết định này. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để các doanh nghiệp, công ty cung cấp dịch vụ Fintech có thể tối ưu hóa sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và góp phần phát triển nền kinh tế nói chung.Về phía người dùng, họ có thể tận hưởng thêm nhiều tiện ích mà công nghệ tiến tiến này mang lại trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Từ khóa: Fintech; Nhân tố quyết định; Việc quyết định lựa chọn sử dụng Fintech; Quản lý tài chính cá nhân.

 

7. Tổng quan cơ sở lý luận nghiên cứu nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên và đề xuất mô hình nghiên cứu

Phan Thị Cẩm Hồng, Nguyễn Thị Thanh Trúc

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 46.

Tóm tắt: Bài báo nhằm hệ thống các nội dung nghiên cứu, thang đo, kết quả nghiên cứu của các công trình trong nước và ngoài nước có liên quan đến nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên. Từ đây cho thấy, nhận thức của sinh viên về đạo đức kinh doanh dựa trên nhiều lý thuyết, thang đo, phương pháp nghiên cứu, và sẽ phù hợp với quan điểm, địa điểm nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên dựa trên việc hệ thống các lý thuyết liên quan: (1) Kiến thức nền về ĐĐKD, (2) Quy định của Nhà nước và Pháp luật, (3) Tình huống về ĐĐKD, (4) Môi trường đạo đức của doanh nghiệp.

Từ khóa: Đạo đức kinh doanh, nhận thức, sinh viên.

 

8. Nghiên cứu mô hình cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý Trường Đại học Thương Mại

Lê Việt Hà, Đặng Quốc Hữu

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 54.

Tóm tắt: Với xu hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, các trường đại học hiện nay không chỉ cố gắng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng mà còn phải tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên nhằm giúp sinh viên tiếp cận được yêu cầu thực tế từ môi trường doanh nghiệp để có định hướng và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng. Khi đó việc xây dựng mô hình CSDL doanh nghiệp ứng dụng trong giảng dạy các học phần ngành hệ thống thông tin quản lý có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên có hiệu quả hơn trong việc tiếp cận với những CSDL thực tế tại doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã xây dựng mô hình CSDL như là một thành phần trong hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ đào tạo ngành HTTT quản lý. Kết quả phần mềm quản lý CSDL doanh nghiệp đã được triển khai ứng dụng cho một số các học phần thuộc ngành ngành HTTT quản lý tại trường Đại học Thương mại trong năm học 2022 – 2023 nhằm hỗ trợ hướng dẫn sinh viên định hướng lựa chọn và thực hiện đề tài thảo luận, hỗ trợ giảng viên cung cấp ví dụ minh họa thực tế, là công cụ quản lý, phân tích, đánh giá chất lượng bài giảng các học phần dựa trên dữ liệu được cập nhật thường xuyên.

Từ khóa: cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp, đào tạo, hệ thống thông tin quản lý

 

9. Năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh: Nghiên cứu tổng quan hệ thống và một số định hướng nghiên cứu tương lai

Nguyễn Hoàng Dương, Bùi Thị Tươi, Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Trung Kiên, Ngô Khánh Huyền

Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 3/2023, trang 60.

Tóm tắt: Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, do đó năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn trong kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh là mối quan tâm chính của các học giả và các nhà chuyên môn. Nhiều nhà nghiên cứu điều tra các khía cạnh của năng lực cạnh tranh. Bài viết này đánh giá hệ thống năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh. Dựa trên đánh giá có hệ thống các nghiên cứu, nhóm tác giả xem xét các chủ đề chính được thảo luận trong tài liệu, xác định và giải quyết mâu thuẫn và khoảng trống nghiên cứu, đồng thời phát triển mô hình khái niệm tích hợp và tổng hợp về năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng xác định hai hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ bao gồm: (1) Thực hiện nghiên cứu kết hợp nhiều nhân tố để đánh giá năng lực cạnh tranh; (2) Sử dụng các tiêu chí định lượng kết hợp với định tính để đo lường năng lực cạnh tranh.

Từ khóa: Cạnh tranh, năng lực, nâng cao, tổng quan.