Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7.2024, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

CS-T7_2024-file-5-trang-dau_compressed

1. Nâng cao hạnh phúc trong công việc của người lao động – Một hướng tiếp cận về việc xem xét hạnh phúc trong công việc của người lao động như một chỉ tiêu phi tài chính của hiệu quả lãnh đạo nhìn từ góc độ tâm lý

Trương Ngọc Anh, Trương Thị Nam Thắng

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 3

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về nội dung hạnh phúc trong công việc của người lao động (employees’ psychological well-being in work), vai trò của nhân tố lãnh đạo tới hạnh phúc trong công việc của người lao động, các tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo, từ đó đề xuất một hướng tiếp cận mới về việc xem xét hạnh phúc trong công việc của người lao động là một chỉ tiêu phi tài chính khi đánh giá hiệu quả lãnh đạo nhìn từ góc độ tâm lý.

Từ khóa: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lãnh đạo, hạnh phúc trong công việc của người lao động, hiệu quả lãnh đạo, lãnh đạo.

 

2. Tác động của hệ thống làm việc hiệu suất cao theo mô hình AMO đến kết quả quản trị nguồn nhân lực tại các trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội

Lê Thuỷ Tiên, Phạm Thị Hạnh

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 13

Tóm tắt: Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu tác động của hệ thống làm việc hiệu suất cao (high-performance work systems – HPWS) theo AMO bao gồm ba phương pháp quản trị nguồn nhân lực (Thực hành quản trị nguồn nhân lực nâng cao năng lực; thực hành quản trị nguồn nhân lực nâng cao động lực; và thực hành quản trị nguồn nhân lực nâng cao cơ hội). Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 230 giảng viên từ 5 trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội để chứng minh tính đúng đắn của các giả thuyết. Nghiên cứu đã tìm thấy một loạt kết quả và một trong số đó chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa các hệ thống làm việc hiệu suất cao theo mô hình AMO đối với kết quả quản trị nguồn nhân lực tại các trường đại học ngoài công lập ở Hà Nội.

Từ khóa: Đại học ngoài công lập, giảng viên, Hà Nội, HPWS, mô hình AMO. 

 

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống LMS   

Nguyễn Duy Hiệp, Phạm Xuân Duy, Đoàn Quang Minh

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 22

Tóm tắt: Nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống LMS tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 309 sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Dữ liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 giả thuyết thuộc mô hình nghiên cứu đề xuất đều được ủng hộ. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng hệ thống LMS tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 

Từ khóa: Hệ thống quản lý học tập, LMS, sự hài lòng của sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

 

4. Mô hình sự hài lòng của sinh viên Đại học FPT khi tham gia các chương trình học tập trải nghiệm tại nước ngoài

Lưu Thị Thanh Mai, Trương Khải Triều

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 30

Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc tham gia các chương trình học tập trải nghiệm nước ngoài đã trở thành xu hướng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên đại học. Thông qua quá trình nghiên cứu tài liệu, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến SHL của sinh viên Trường Đại học FPT khi tham gia các chương trình học tập trải nghiệm tại nước ngoài được đề xuất với năm yếu tố: Cơ sở vật chất, Chương trình đào tạo, Khả năng đáp ứng, Giảng viên và Sự đảm bảo. Kết quả này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với các trường đại học/đại học nói chung, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo vận dụng phương pháp định lượng trong tương lai.

Từ khóa: Chất lượng dịch vụ đào tạo, học tập trải nghiệm, sự hài lòng học viên, trao đổi sinh viên ngắn hạn.

 

5. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ở một số quốc gia Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 

Lê Thu Thuỷ 

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 38

Tóm tắt: Đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả của thị trường chứng khoán, trong đó phát triển thị trường trái phiếu trở thành một trong những kênh huy động vốn trung và dài hạn là chiến lược quan trọng trong quá trình cơ cấu lại nền tài chính nước nhà. Xếp hạng tín nhiệm (XHTN) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển thông qua việc minh bạch thông tin của tổ chức phát hành. Đây là một cấu phần không thể thiếu trong quá trình phát triển thị trường tài chính, thị trường trái phiếu của mỗi quốc gia. So với các nước trên thế giới, trong đó có các nước trong khu vực, Việt Nam đi sau trong việc phát triển thị trường XHTN, do đó, việc học hỏi kinh nghiệm là điều vô cùng cần thiết.

Từ khóa: Xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu.

 

6. Kiểm soát nội bộ hiệu quả: Bài học và giải pháp nâng cao hoạt động tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh

Đinh Hồng Quang, Nguyễn Tố Tâm, Trần Thị Hoa

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 44

Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) cho thấy tổ chức đã đạt được nhiều kết quả tích cực. GreenHub đã xây dựng môi trường kiểm soát vững chắc, cải thiện hệ thống thông tin và truyền thông, và tăng cường giám sát hiệu quả. Những biện pháp này giúp giảm thiểu sai sót, tăng tính minh bạch, và nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững và thu hút tài trợ.

Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, phát triển bền vững, quản lý rủi ro. 

 

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quảng bá du lịch Hà Nội, Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số

Nguyễn Văn Toại, Mai Thành Trung

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 51

Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quảng bá du lịch Hà Nội trong thời kỳ chuyển đổi số. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với 300 mẫu khảo sát, bài viết xác định 7 yếu tố chính: nội dung tương tác và trải nghiệm độc đáo, công nghệ và kỹ thuật truyền thông tiên tiến, năng lực của người quảng bá, hợp tác chiến lược, giá trị văn hóa và lịch sử, đa dạng trải nghiệm du lịch, và chính sách định hướng. Kết quả cho thấy chính sách định hướng và giá trị văn hóa lịch sử có tác động mạnh nhất. Dựa trên kết quả này, tác giả đề xuất 5 giải pháp chính: hoàn thiện khung chính sách chuyển đổi số, phát triển nền tảng số hóa di sản văn hóa, xây dựng hệ thống trải nghiệm du lịch thông minh, thiết lập mạng lưới hợp tác chiến lược, và đào tạo nguồn nhân lực chuyên về du lịch số. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp đồng bộ các yếu tố để nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch Hà Nội trong bối cảnh số hóa. 

Từ khóa: Chuyển đổi số, du lịch, Hà Nội, quảng bá, trải nghiệm du lịch thông minh.

 

8. Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nội vụ

Bùi Thị Phương Hạ 

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 62

Tóm tắt: Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng đối với Bộ Nội vụ, các cơ quan thuộc ngành Nội vụ bởi nó góp phần tạo dựng, duy trì mối quan hệ với công chúng, cung cấp thông tin trên báo chí, xây dựng môi trường dân chủ, xây dựng uy tín và quản lý danh tiếng cho người lãnh đạo và tổ chức, tham mưu cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch truyền thông và thúc đẩy hiệu quả hoạt động quản lý, dự báo và giảm thiểu rủi ro. Bài viết nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của ngành Nội vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Từ khóa: Các cơ quan ngành Nội vụ, hoạt động truyền thông, quản trị nhà nước, truyền thông.

 

9. Ứng dụng công nghệ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản Việt Nam

Hồ Đắc Nghĩa

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 69

Tóm tắt: Truy xuất nguồn gốc nông sản là các hoạt động liên quan đến theo dõi, nhận diện, truy vết thông tin một đơn vị sản phẩm trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối; là một trong các nội dung quan trọng của chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc truy xuất nguồn gốc nông sản bằng cách gắn mã QR cho sản phẩm không chỉ tăng lòng tin của khách hàng, mà còn giúp đảm bảo trách nhiệm của nhà sản xuất và nhà cung cấp với chất lượng nông sản đưa ra thị trường; là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền nông nghiệp có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng, tính an toàn của sản phẩm nông sản.

Từ khóa: Chuyển đổi số, nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc nông sản.

 

10. Một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên rừng ngập mặn ở Bạc Liêu hiện nay    

Lê Thị Ngọc Ngà

Chuyên san Đổi mới và Phát triển số tháng 7/2024, trang 77

Tóm tắt: Rừng ngập mặn Bạc Liêu có giá trị quan trọng trong việc phòng hộ và tạo môi trường sống cho các loài thủy sinh. Một vài năm trở lại đây, khu vực này đã nhận được sự quan tâm đầu tư của khá nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nhưng sự phát triển tràn lan, thiếu quy hoạch các vùng nuôi thủy sản khiến đa dạng thực vật vùng tiếp tục suy giảm.

Từ khóa: Bạc Liêu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. 

trang cá độ bóng đá uy tín, đăng ký w88, trang chủ w88, nhà cái uy tín nhất, w88 chuẩn nhất, đăng ký 8xbet, link vào fb88, đăng nhập 8xbet, đăng ký fun88, lô đề trên mạng, đánh đề trên mạng, trang cá cược bóng đá uy tín, nhà cái ok vip, link vào w88, link vào m88 mới nhất