1. Trách nhiệm xã hội của trường đại học và đưa trách nhiệm xã hội vào môn học – nghiên cứu trường hợp của một trường đại học quốc tế tại Việt NamTrần Thị Ngọc Hà, Trương Thị Nam Thắng Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 3.
Tóm tắt: Các trường đại học, đặc biệt là các trường tư thục cần có những chiến lược hiệu quả để có thể thành công trong ngành giáo dục cạnh tranh cao. Về mặt này, Trách nhiệm xã hội của trường đại học (USR) trở thành một trong những chiến lược được các tổ chức giáo dục đại học thường áp dụng để đạt được danh tiếng tốt và lợi thế cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên khái niệm này hiện vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc triển khai hoạt động USR tại một trường đại học quốc tế tại Việt Nam, liệu USR có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục đại học hay không. Bằng cách áp dụng phương pháp định tính với phỏng vấn sâu 17 cá nhân có mối liên hệ với Trường, tác động của hoạt động USR được đánh giá thông qua ba khía cạnh: biện minh về USR, bối cảnh cạnh tranh và tạo giá trị. Phát hiện chính của nghiên cứu là một cơ sở giáo dục đại học có thể đạt được lợi thế cạnh tranh từ chiến lược USR, khi các hoạt động USR được gắn vào chức năng cốt lõi và hoạt động hàng ngày của trường, và quan điểm của các bên liên quan chính cần được xem xét. Từ khoá: Trách nhiệm xã hội của trường đại học, lợi thế cạnh tranh, kết nối cộng đồng.
2. Thay đổi cách thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19Nguyễn Hồng Hạnh Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 14.
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một môi trường xã hội với nhiều điểm khác biệt so với trước kia. Trong điều kiện mới, chính sách và quyết định thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mà đặc biệt là doanh nghiệp lớn cần có sự thay đổi. Sử dụng lý thuyết các bên liên quan, bài viết đã phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên các chủ thể bao gồm nhân viên, các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ nhỏ và vừa và khách hàng của doanh nghiệp. Từ đó, bài viết gợi ý cho doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn Việt Nam một số điểm mới có thể đưa vào chính sách và hành động CSR để phù hợp hơn trong bối cảnh mới. Từ khóa: Covid-19, doanh nghiệp lớn, trách nhiệm xã hội.
3. Tác nhân gây lũ trong viễn cảnh phát triển bền vững: thách thức từ một nghiên cứu ở Việt NamNguyễn Tấn Hùng Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 23.
Tóm tắt: Khu vực dễ bị ngập lụt được xem là rào cản để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Trước sự mở rộng đang diễn ra, cần phải xác định các động lực gây lũ để tìm ra các cách tiếp cận mới từ góc độ khu vực công. Tuy nhiên, các nghiên cứu về những thách thức liên quan đến việc thực hiện các cách tiếp cận quản lý là rất hiếm và ít. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích sâu các động lực thúc đẩy nguy cơ lũ thông qua việc điều tra nguyên nhân gây lũ ở thành phố Cần Thơ, nằm trên lưu vực sông Mekong. Nghiên cứu thực hiện bằng cách xem xét các dữ liệu thứ cấp và kết quả đạt được cho thấy các động lực có thể làm tăng nguy cơ và hình thành các khu vực dễ xảy ra lũ lụt bao gồm nhóm biến đổi khí hậu và nhóm tác nhân phát triển đô thị. Các động lực này được tăng tốc như các quá trình dài hạn và đòi hỏi cách tiếp cận phù hợp để xử lý những thay đổi trong bối cảnh mới. Từ khoá: Phát triển bền vững – Quản lý nguy cơ lũ – Tác nhân gây lũ
4. Doanh nghiệp thương mại Việt Nam với định hướng pháp triển bền vững: thách thức và giải phápPhạm Trung Tiến Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 37. Tóm tắt: Tăng trưởng xanh được hiểu là chủ trương tăng trưởng GDP mà duy trì hoặc khôi phục lại chất lượng và tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của tất cả mọi người với mức thấp nhất có thể tác động đến môi trường. Việt Nam đã xây dựng và đang tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, như một bước đi hướng đến sự phát triển bền vững. Bài viết phân tích sự cần thiết và các lợi ích của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, cũng như các thách thức đặt ra và đề xuất một vài giải pháp đối với các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong quá trình hướng tới phát triển bền vững. Từ khoá: doanh nghiệp thương mại Việt Nam, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.
5. Các yếu tố cấu thành năng lực động: nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt NamNguyễn Phương Linh Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 46. Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực động tại doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, gồm năng lực ứng dụng tri thức, năng lực đổi mới sáng tạo dịch vụ và năng lực tích hợp đa kênh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ khảo sát 201 doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả ba yếu tố có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến năng lực động. Trong đó, năng lực tích hợp đa kênh ảnh hưởng mạnh nhất. Từ phát hiện nghiên cứu, các khuyến nghị được đề xuất với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, gồm: (1) Cải thiện năng lực tích hợp đa kênh thông qua tăng cường phối tích hợp kênh bán lẻ online và qua cửa hàng; (2) Nâng cao năng lực ứng dụng tri thức thông qua học hỏi và thu nhận tri thức từ bên ngoài, và (3) Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo dịch vụ thông qua nghiên cứu và phát triển các dịch vụ bán lẻ mới. Từ khóa: doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam; năng lực ứng dụng tri thức; năng lực đổi mới sáng tạo dịch vụ; năng lực tích hợp đa kênh; năng lực động.
6. Phân tích hoạt động đổi mới sáng tạo của một số doanh nghiệp xã hội trên thế giớiNguyễn Thị Thu Trang Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 61. Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp giải quyết vấn đề xã hội và môi trường bằng những phương thức hiệu quả hơn so với các mô hình truyền thống. Tuy nhiên, để giải quyết được những vấn đề xã hội phức tạp, doanh nghiệp xã hội cần phải không ngừng đổi mới sáng tạo. Bài viết này trước hết tìm hiểu các khái niệm về đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp xã hội và tình hình nghiên cứu về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp xã hội. Sau đó, tác giả tập trung phân tích một số điển hình doanh nghiệp xã hội đổi mới sáng tạo trên thế giới và từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các DNXH tại Việt Nam. Từ khóa: doanh nghiệp xã hội, đổi mới sáng tạo, kinh nghiệm….
7. Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc GiangHoàng Văn Mạnh, Thân Thị Yến Số chuyên san Đổi mới và Phát triển tháng 9/2021, trang 70. Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến vấn đề thanh niên khởi nghiệp, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, bài báo nghiên cứu, đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các chính sách được nghiên cứu bao gồm: Chính sách giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên; Chính sách cung cấp thông tin về thị trường, hỗ trợ pháp lý, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; Chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp. Để đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra, bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc sử dụng hai nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Từ khóa: Bắc Giang, Chính sách, Thanh niên khởi nghiệp…. | 09-Untitled-4 |